Cây đèn sắt là tiểu thuyết lịch sử của Đimitri Talép sau khi ông đã cho ra đời một loạt các tập truyện: Chiếc chìa khóa vàng (1935), Sa hoàng đại đế (1937), Ngôi nhà cũ (1938) và Trở về (1942). Cây đèn sắt như một bài ca về nỗi đau khổ và tủi nhục của một dân tộc nhiều thế kỷ phải sống trong nô lệ, sống câm lặng, nhẫn nhục trước sự thống trị của Đế quốc Thổ, những kẻ chỉ coi họ là Rai-a (tiếng Thổ có nghĩa là đàn súc vật). Bên cạnh đó là sự khống chế của giáo giới cơ đốc Hy Lạp đối với sinh họat giáo hội, hay đúng hơn, đối với toàn bộ đời sống tinh thần cua nhân dân Bungari. Tác phẩm của Đimitri Talép được đánh giá cao và chiếm một vị trí quan trọng trong văn học Bungari hiện đại. Đimitri Talép xuất hiện như một biểu hiện sinh động của những truyền thống từ thời kỳ Phục hưng dân tộc Bungari mà nền văn xuôi Bungari hiện nay còn tiếp tục. Cây đèn sắt và những cuốn tiểu thuyết khác của ông như Những qua chuông ở thành phố Pretpa (1951), Xamuyen (1958 -1959), Tôi nghe thấy tiếng nói của các bạn (1966), ...đã ôm trùm những sự kiện lớn nhất trong cuộc sống ở Makêđôn vào nửa sau của thế kỷ 19 và buổi đầu của thế kỷ 20.
Cây đèn sắt
Liên hệ
Cây Đèn Sắt
Tác giả: Đimitri Talep
NXB: Sviat Bungari, Tác Phẩm Mới
Tình trạng: sách đẹp, 476tr.