Lịch Thế kỷ Nhị bách niên thông dụng (200 năm) từ 1901 đến 2100 là cuốn lịch tra cứu độc đáo nhất từ trước tới nay. Có 5 loại lịch được tra cứu song hành chuyển đổi lẫn cho nhau:
1 – Từ Dương lịch chuyển sang Âm lịch và ngược lại.
2 – Đổi từ Âm lịch sáng Dương lịch.
3 - Đổi từ Lịch Can – Chi sang Âm lịch, Dương lịch và ngược lại.
4 - Đổi từ Lịch Tiết khí sang Âm lịch, Dương lịch, Lịch Can – Chi và ngược lại.
5 - Đổi từ Âm lịch, Dương lịch sang Lịch 28 chòm sao (Nhị thập Bát tú) và ngược lại đổi từ Lịch 28 chòm sao sang Âm, Dương lịch. Đây là loại lịch đặc biệt của phương Đông. Loại lịch này đã có từ thời Ân – Thương (Trung Quốc). Lịch Nhị Thập Bát tú phải trải qua hàng chục triệu phép tính mới có thể tính vị trí các chòm sao, an sao cho từng ngày. Việc an 28 Chòm sao cho từng ngày theo văn hóa cổ truyền (tâm linh phương Đông) người ta sẽ tìm được ngày Hoàng đạo, Hắc đạo, ngày xấu, ngày tốt, cát hung để định vị ngày làm việc hữu dụng trong cuộc sống thường nhật: Ma chay, cải táng, động thổ, cất nóc làm nhà, khai trương cửa hàng, cưới, hỏi và nhiều việc đại sự trong đời. Đặc biệt là chọn ngày giao dịch ký kết các Hiệp ước, hợp tác kinh tế, giao dịch ký kết hợp đồng và mọi việc hành sự khác trong giao dịch hàng ngày.
Lịch Thế kỷ Nhị bách niên thông dụng (1901 – 2100) còn là cộng cụ hữu dụng cho các nhà nghiên cứu khoa học nói chung và lịch sử khảo cổ học nói riêng tính toán chuyển đổi ngày, tháng, năm của nhiều loại lịch ghi chép trong lịch sử quy đổi ra ngày, tháng, năm Dương lịch Quốc tế đương đại.
Lịch Thế kỷ Nhị bách niên thông dụng (1901 – 2100), ngoài việc tra cứu 200 năm của 5 loại lịch còn có giá trị thông tin so sánh, đối chiếu với lịch Trung Quốc. Nó còn tập hợp thống kê Tiết khí, năm nhuận, tháng nhuận, Nhật, Nguyệt thực, Ngày Mồng Một Tết Âm lịch suốt 200 năm để độc giả có cái nhìn tổng quát về lịch pháp. Nhất là vào từng năm, tháng, ngày có thể tra cứu lượng thông tin tổng quát dự báo về mỗi con người. Chẳng hạn như: Cầm tinh con gì, tháng cầm tinh, ngày giờ cầm tinh với Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) và mang theo hàng Bát quái (8 quẻ): Càn, Khôn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Đoài thuộc mệnh trạch gì? Từ đó giúp cho mỗi chủ thể có thể hoạch định, quy hoạch đời người theo “duyên căn, số mệnh” của chính mình để hành động sao cho phù hợp với quy luật đời người. Và từ đây hướng dẫn người ta cách ứng nhân xử thế quan hệ với cộng đồng và thế giới bằng hữu sao cho có nhân quả viên mãn.
Đây là cuốn sách lịch đầu tiên được in ở nước ta có giá trị thông tin, giá trị nghiên cứu và mục đích sử dụng đa năng nhất. Từ trước tới nay, chưa có cuốn lịch nào nhìn dưới góc độ khoa học sánh kịp với nó về giá trị sử dụng, thực dụng với đời sống thường nhật của con người, đời người, với gia đình, dòng họ và cộng đồng xã hội.
Lịch Thế kỷ Nhị bách niên thông dụng (1901 – 2100) gồm có 6 phần:
Phần Thứ Nhất: LƯỢC SỬ LỊCH PHÁP VÀ NIÊN ĐẠI HỌC
Phần này giới thiệu về các đơn vị đo thời gian, cơ sở tính toán, chu kỳ và lịch sử lịch pháp Thế giới xuất hiện, ra đời như thế nào? Đây là những trang mô tả lịch sử xuất hiện lịch pháp trên Thế giới từ Cổ tới Kim, từ Đông sang Tây rất sinh động và hấp dẫn đối với độc giả muốn tìm về cội nguồn của nó. Những trang sử viết về lịch như thế này chưa hề có, và có rất ít (hiếm hoi) trong những cuốn lịch đã xuất bản từ trước tới nay ở Việt Nam. Độc giả có thể tìm thấy nguồn gốc ra đời của lịch ở các Quốc gia từ Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Iran, Irắc, nước Nga Cổ đại đến các nước: Trung Hoa, Ấn Độ, Maya, Inca... Loài người đến hôm nay đã sử dụng bao nhiêu loại lịch? Nó đã bao lần thay đổi như thế nào? Tại sao ta phải sử dụng Dương lịch và bên cạnh đó lại vẫn tiếp tục sử dụng: Âm lịch, Âm - Dương lịch, Lịch Can – Chi, Lịch Tiết khí, Lịch 28 Chòm sao (Nhị Thập Bát tú? Giá trị “vàng” của mỗi loại lịch có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người.
Phần Thứ Hai: LỊCH THẾ KỶ NHỊ BÁCH NIÊN
Đây là phần tra cứu ngày, tháng, năm của 200 năm. Trong đó, có ghi sự kiện Nhật, Nguyệt thực của từng năm. Có bảng đối chiếu so sánh lịch Việt Nam với lịch Trung Quốc.
- Bảng đối chiếu năm Dương lịch, năm Can Chi, Mồng Một Tết Âm lịch và Sao Nhị Thập Bát tú.
- Bảng thống kê Tháng Nhuận Âm lịch Thế kỷ XX – XXI.
- Bảng nạp hành, nạp quẻ Thế kỷ XX – XXI.
- Niên biểu lịch sử Việt Nam.
Phần Thứ Ba: MỘT SỐ LOẠI LỊCH VĨNH CỬU
Giới thiệu loại Lịch Dương vĩnh cửu:
- Lịch Dương Thế kỷ XX – XXI trên đốt ngón tay.
- Giới thiệu các loại lịch vĩnh cửu: ngày vĩnh cửu của Lịch Can – Chi, Lịch Nhị Thập Bát tú, Lịch Julius.
- Giới thiệu toàn bộ các bảng tra sẵn về thứ, ngày sao, ngày Tiết khí của 2 Thế kỷ XX và XXI.
Phần Thứ Tư: LỊCH PHÁP VÀ CÁC LOẠI LỊCH PHƯƠNG ĐÔNG
Phần thứ tư giới thiệu các loại lịch phương Đông, tên gọi của từng loại lịch như: Dương lịch, Âm lịch, Nông lịch, Lịch Tạng, Lịch Hồi, Lịch Thái, Lịch vật hậu, Lịch 72 Hậu, Lịch 24 Tiết khí.
- Lịch phương Đông với các ngày lễ Tết cổ truyền.
- Thiên nhiên một cuốn lịch vĩ đại.
- Đặc biệt là mục tra cứu 12 con vật với tuổi đời của mỗi con người.
- Giới thiệu mối quan hệ giữa 28 Chòm sao với 24 Tiết khí, Âm – Dương, Ngũ hành với Bát quái.
Phần Thứ Năm: LỊCH PHÁP VÀ ĐỜI SỐNG
Đây là phần hay và hấp dẫn nhất của cuốn Lịch Thế kỷ Nhị bách niên thông dụng (1901 – 2100). Nó gắn liền với việc tra cứu liên quan tới mỗi con người trong đời sống thường nhật. Chẳng hạn như các mục:
- Tên gọi ảnh hưởng tới số phận đời người, cách đặt tên cho phù hợp với Can, Chi, Ngũ hành, Bát quái.
- Ngày, tháng, năm và đời người.
- Tuổi hôn nhân hợp nhau theo Bát quái.
- Bát quái trạch với định hướng nhà - Tuổi làm nhà, đại cát, đại lợi, hướng phúc lộc diên niên.
- Nhị Thập Bát tú (và cách tính chọn ngày sao dựa trên 28 Chòm sao).
- Nhịp sinh học của Vũ trụ và con người, nhịp sinh học trong dịch lý.
- Dự báo tổng quan theo 12 con vật đối với mỗi người và đời người.
- Đặc biệt là mục: Lịch và đời sống thường nhật liên quan với hệ thống lễ hội và những việc đại sự của đời người qua Dịch học và tứ trụ thời gian.
Phần Thứ Sáu: BÁT QUÁI DỊCH HỌC VÀ 64 QUẺ VĂN VƯƠNG TRONG KINH DỊCH
Đây là phần khái quát cô đọng, ngắn gọ về Kinh dịch, giới thiệu mật mã của 64 quẻ Văn Vương. Gồm các mục:
- Bát quái, Dịch học – Trùng quái và lập quái.
- Tóm lược ý nghĩa tổng quát 8 quẻ đơn và 64 quẻ văn vương trong Kinh Dịch.
+ Cách dùng Lịch vạn niên Bát quái
+ Bảng lịch vạn niên Bát quái
+ Bảng tra lịch vạn niên Bát quái
+ Tìm quẻ Dịch trong lịch vạn niên Bát quái bằng cách bấm ngón tay.
Phần Thứ Bảy: VÀI NÉT VỀ TRÁI ĐẤT, MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG, DẢI NGÂN HÀ TRONG TIỀM THỨC XƯA VÀ NAY.
48 trang ảnh (đen trắng) minh họa về lịch pháp nhân loại.
Tóm lại: Lịch Thế kỷ Nhị bách niên thông dụng (1901 – 2100) – 200 năm là cuốn lịch thông dụng, tiện lợi cho việc tra cứu, tìm ra nhiều điều cần thiết, thú vị cho mỗi độc giả. Hiểu và biết xem lịch sẽ giúp ích rất quan trọng cho cuộc sống đời người. Đối với độc giả thích đi sâu tìm hiểu “uyên thâm” về các loại lịch phương Đông thì đây là “cuốn lịch cẩm nang” dẫn dắt họ vào kho tàng vô giá mà lần đầu tiên được hệ thống hóa in ấn tại Việt Nam.
Đặc biệt (trong phần Sáu) của cuốn lịch có 73 trang tra cứu về Lịch vạn niên Bát quái, nhằm giúp cho các độc giả đang nghiên cứu và tìm hiểu Kinh dịch thực hành. Từ những trang lịch này, tự mỗi độc giả có thể khảo sát, kiểm nghiệm những hoạt động thường nhật của chính mình và giúp đỡ người thân, bạn bè nhiều điều hữu dụng. Chẳng hạn như kích thích, khuyên ngăn, ủng hộ họ làm những điều hay lẽ phải từ các quẻ Dịch mách bảo. Đây là điều hữu dụng mà không có cuốn lịch nào xuất bản trước nó có được. Nó sẽ là cuốn lịch cần thiết cho mỗi gia đình. Khi gặp sự cố tang gia, cưới hỏi hoặc làm việc đại sự chọn được những ngày đẹp theo ý muốn.