Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. 18 tuổi (năm 1936) ông bắt đầu viết văn, trình làng với truyện ngắn “Linh Hồn” (đăng trên Tiểu thuyết thứ 7). Nhưng ông chỉ thực sự gây tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết đầu tay “Bỉ Vỏ” khi mới 19 tuổi. “Bỉ Vỏ” được đánh giá là “bức tranh xã hội sinh động về thân phận những con người nhỏ bé dưới đáy” như Tám Bính, Năm Sài Gòn, “Sóng gầm” (1961), “Cơn bão đã đến” (1963), “Thời kỳ đen tối” (1973), “Khi đứa con ra đời” (1976)… “Bỉ Vỏ” không chỉ có ý nghĩa là một giải thưởng văn chương danh giá của “Tự lực văn đoàn, 1937”, mà điều quan trọng kể từ đó, tác phẩm đã xác lập vị trí, uy tín, danh tiếng của nhà văn Nguyên Hồng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Gần 50 năm miệt mài lao động sống và viết – viết đều, viết nhiều, viết không ngừng nghỉ cho đến khi buộc phải “nhắm mắt xuôi tay” ở tuổi 64, nhà văn Nguyên Hồng đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ, vạm vỡ với hơn 40 tác phẩm văn học. Và nỗi day dứt về bộ tiểu thuyết “Núi rừng Yên Thế” viết về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám đang dang dở…