"Vào đời Nghiêu, Thuấn có người vợ thứ của vua Đế Cốt đi cầu con ở gò Cao Mai thấy trứng chim én rơi trước mặt, bà cho là điềm lành liền nhặt lấy nuốt vào bụng. Quả nhiên, sau đó thụ thai sinh được con trai đặt tên là Khiết.
Về sau ông Khiết phò giúp vua Nghêu, vua Thuấn làm đến chức Tư Đồ và có nhiều công lao nên được phong cho lạc ấp, cai quản một xứ rộng lớn.
Các con cháu ông Khiết nối chức cai trị lạc ấp cho đến đời ông Thái ất tức là Thành Thang.
Ông Thành Thang là người nhân đức và trung hậu. Bấy giờ ông có ông Y Doãn là người tài trí nhưng không gặp thời cẩn cư cày ruộng ở Sằn Dã. Thành Thang bèn đến đón về và tiến cử cho vua Kiệt nhà Hạ, nhưng vua Kiệt không biết dùng người hiền tài, chỉ thích những kẻ a dua nịnh hót nên Y Doãn bỏ vua mà trở về với Thành Thang.
Vua Kiệt khi ấy ngày càng chìm đắm trong tửu sắc. Có Gián quan tên là Long Phùng là một viên quan có nhiều công lao đem lời can gián thì bị vua Kiệt giết hết thảy các quan đều sợ hãi không dám mở lời.
Ông Thành Thang cũng đến khóc lóc khuyên giải nhưng vua Kiệt không những không nghe mà còn giam ông ở Hạ Đài một thời gian dài sau mới thả.
Trong lúc vua Kiệt trác táng thế thì ông Thành Thang lại có tiếng trong khắp thiên hạ là người nhân đức, trung hậu.
Một lần ông Thành Thang gặp một người đang vây lưới săn bắt ngoài cánh đồng. Người đi săn khấn rằng: "Trên thì sa xuống, dưới thì chui lên, tất cả bốn phương đều vào đây cả".
Ông Thành Thang nghe lời khấn thế thì than rằng:"Nếu thế thì tất cả cầm thú đều bị bắt hết". Ông bèn nói người thợ săn chỉ để một mặt lưới con ba mặt kia phải mở ra hết rồi bảo người ấy vái rằng:"Muốn đến thì đến, muốn đi thì đi. Nếu không muốn sống thì hãy chui vào lưới". Bởi thế mà chim thú đều ra khỏi lưới hết, chuyện này sau trở thành tích: mở lưới Thành Thang.
Giăng lưới săn bắt mà chỉ để giăng một mặt, chừa chỗ cho con mồi chạy trốn thì lòng nhân đức quả không ai bằng Thành Thang. Tiếng đồn về ông đến tận cõi Nam Hải, thiên hạ đều khen ông là người đức lớn và có hơn bốn mươi nước về theo.
Sau vua Kiệt vô đạo khiến lương dân trăm cay ngàn đắng. Thành Thang có Y Doãn phò giúp đánh đuổi vua Kiệt đến tận Nam Sào. Các nước chư hầu đồng tôn Thành Thang làm vua, ông từ chối mãi nhưng không được đành lên ngôi Thiên tử mở đầu nhà Thương đóng đô ở đất Bạt.
Vua Kiệt trước đây đặt ra các điều tàn ác nay đều được Thành Thang bỏ rồi thay bằng các điều luật có lợi cho dân và lấy đức để giáo dục mọi người nên ai nấy đều về theo cả. ......"
Mục lục
Tập 1
- Hồi thứ nhất: Trụ Vương tế miếu ghẹo nữ thần
- Hồi thứ hai: Tô Hộ đề thơ phản Trụ Vương
- Hồi thứ ba: Nghe Tây Bá, Tô Hộ dâng con
- Hồi thứ tư: Hồn Hồ ly nhập xác giai nhân
- Hồi thứ năm: Vân Trung Tử dâng kiếm trừ yêu
- Hồi thứ sáu: Dụng Bảo lạc đốt cháy tôi trung
..........
Tập 2
- Hồi thứ bốn mươi chín: Vũ Vương Lâm nạn Trận Hồng Sa
- Hồi thứ năm mươi: Trận Hoàng Hà Các tiên bị bắt
- Hồi thứ năm mươi mốt: Tử Nha cướp trại đuổi quân Thương
- Hồi thứ năm mươi hai: Núi Tuyết Long, Văn Trọng bỏ mình
- Hồi thứ năm mươi ba: Đặng Cửu Công chinh chiến Tây Kỳ
- Hồi thứ năm mươi tư: Thổ Hành Tôn ra đài bắt tướng