Địa Mẫu chơn kinh hay Địa Mẫu chân kinh là một bài kinh do Địa Mẫu tại huyện Thành Cố, đã ngự chim loan, Bà hiện xuống miếu, giáng cơ bút truyền ra kinh này vì muốn khuyên răn đời, dưỡng dục đời và bảo toàn tánh mạng cho tất cả người đời. Địa Mẫu là vị Mẫu của chúng sanh có từ thời khai thiên lập địa, từ thuở còn chưa có các vị Phật khác ra đời. Vì vậy, Địa Mẫu chơn kinh không có trong danh mục Đại Tạng Kinh, nhưng có ý nghĩa rộng lớn hơn và bao trùm cả Đại Tạng Kinh. Kinh Địa Mẫu không chỉ khuyên nhủ chúng sanh sớm lo tu nhân tích đức, làm tròn đạo phong tục mà từ xưa Mẫu đã truyền lại. Lời kinh như lời người mẹ hiền thống thiết khuyên nhủ đứa con thơ dại sớm thức tỉnh để quay về với Mẹ.
Nguồn gốc của sách này xuất phát từ lời dạy của Mẫu và được Mẫu truyền xuống viết ra tại Tỉnh Thiểm Tây, phủ Hớn Trung.
Theo bản gốc tiếng Hoa thì Địa Mẫu chân kinh được viết vào ngày 9 tháng 1 năm 1829 tại tỉnh Thiểm Tây, phủ Hán Trung, thành Cố Huyện.
Một vài bản tiếng Việt của Địa Mẫu kinh được in trong thời gian gần đây lại gán ghép thêm Tịnh tam nghiệp chân ngôn và Bát-nhã tâm kinh, chú vãng sanh v.v... của Phật giáo. Còn trong bản gốc tiếng Hán chỉ là bài trường thi thể song thất