Bằng nghệ thuật tái hiện khoáng đạt, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã lật lại lịch sử thời kỳ cuối đời nhà Trần, góp thêm tiếng nói khám phá xã hội và con người Hồ Quý Ly - một nhân vật mà hơn 600 năm qua vẫn còn nhiều tranh cãi về ông. Hơn thế, cuốn tiểu thuyết còn là bức tranh đẹp về Thăng Long ngàn năm văn hiến với những địa danh cổ nổi tiếng, những cảnh sinh hoạt thôn dã, những lễ hội dân gian, những phong tục tốt đẹp...được lưu truyền hay đã bị mai một theo năm tháng.
Hồ Quý Ly (chữ Hán: 胡季犛; 1336 – 1407), tự Lý Nguyên, là hoàng đế sáng lập nhà Hồ Việt Nam. Ông trị vì được 1 năm thì trao ngôi cho con là Hồ Hán Thương để lên ngôi làm Thái thượng hoàng, cho đến khi ông bị bắt qua nhà Minh sau khi bị thua trận vào năm 1407. Về dòng dõi Hồ Quý Ly, sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển VII chép: ...Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật, vốn là người Triết Giang bên Trung Quốc, thời Hậu Hán (947-950) được vua Hán cử sang làm Thái thú Châu Diễn (tức vùng Diễn Châu, Nghệ An). Đến thời loạn mười hai sứ quân, họ Hồ dời vào hương Bào Đột (nay là xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An) và trở thành một trại chủ. Đến thời Lý, trong họ có người lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 của Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Hồ Liêm làm con nuôi của Tuyên úy Lê Huấn rồi lấy họ Lê làm họ của mình. Hồ Quý Ly là cháu 4 đời của Lê Liêm, khi lên làm vua thì đổi lại họ Hồ...
... Mời các bạn đón đọc Hồ Quý Ly của tác giả Nguyễn Xuân Khánh.