Nghiên cứu Phật học qua lăng kinh Tây phương là tập thành những bài “điểm sách” về Phật học, đăng tải trên nguyệt san Giác ngộ, vào những năm 2000-2004.
Sách Phật học bằng ngoại ngữ, nhất là Anh văn, hiện nay rất phong phú. Ngoài những tác phẩm có giá trị nghiên cứu với tánh cách học giả, có tư tưởng mới lạ, với cách trình bày nghiêm túc và có hệ thống, đóng góp hữu hiệu cho công cuộc tăng trưởng tinh hoa của văn hoá Phật giáo và nền văn hoá thế giới, lại còn một số khác – số này lại nhiều hơn – chỉ có tính cách phổ biến nhất thời do một số người thích nhưng chưa đủ căn bản nhận định về Phật học viết nên.
Cuốn sách Nghiên cứu Phật học qua lăng kính Tây phương nhằm giới thiệu cùng độc giả một số phương tiện tham học những sách vở có giá trị về đạo Phật thuộc phạm trù trước, để nhận định được cái phẩm của một tài liệu trong rừng có số lượng quá nhiêu khê kia. Trong tiêu chuẩn này, độc giả cần thiết một kiến thức khái quát về các bộ môn trong Phật học, kinh Kinh-Luận-Luật họp thành tạng thánh điển, và các tác phẩm soạn viết về sau, như sử, triết, tông phái, tôn giáo, so sánh, hình thức tôn giáo của Phật giáo… để khi cầm một quyển sách lên, ta có thể nhận định nó thuộc bộ môn nào ngay, và từ đó, đánh giá nội dung của nó như thế nào, qua tương quan với những sách cùng loại trong phạm trù sau.
Nghiên Cứu Phật Học Qua Lăng Kính Tây Phương
"...Ở đây, khi điểm qua, chỉ là giới thiệu và thẩm bình sơ lược, về những tác phẩm về Phật học phát hành hầu như đã hơn 30 - 40 năm qua, một số do chính chúng tôi trực tiếp đọc, một số là chuyển ngữ từ những "book review" của các học giả danh tiếng, thẩm định giá trị của từng tác phẩm để độc giả tự thưởng thức và chọn lựa sách theo sở tri và sở thích của mình. Trọng điểm vẫn là phần thư tịch trong mỗi bài, hé mở cho ta thấy một khung trời khoáng đạt, đầy đủ hoa thơm cỏ lạ của một truyền thống văn học và văn hóa Phật giáo mới, tuy chỉ tồn tại mới hơn trăm năm nay, nhưng vẫn xứng đáng đứng ngang hàng cùng hai truyền thống cổ điển là Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa."
Phật Điển Hành Tư