Người phục chế sách cũ cuối cùng của đất Sài thành

Cuối một con hẻm nhỏ ở quận 3 (TPHCM), trong một ngôi nhà nhỏ, người đàn ông cao gầy có vẻ mặt “hoài cổ” đang miệt mài phục chế những cuốn sách cũ nát, ố vàng theo thời gian. Ở thành phố sôi động bậc nhất cả nước này, người như ông còn lại mấy ai?

Không quá vồn vã, không quá lạnh nhạt, ông dừng công việc, nói chuyện với khách bằng giọng nói ấm, vừa đủ nghe. Ông là Võ Văn Rạng, quê gốc ở Gò Dầu, Tây Ninh và sinh 1960 tại Sài Gòn, đến với nghề phục chế sách thật giản dị. Tình cờ khi còn là học trò, ông đến chơi nhà bạn thấy bạn có giá sách đóng đẹp quá mới hỏi rồi mê luôn. Ông Rạng sau đó làm phụ cho mấy người  phục chế sách cũ rồi biết nghề và làm luôn cho đến bây giờ.

Có những cuốn sách “te tua” như thế này. Ảnh: VV
Có những cuốn sách “te tua” như thế này. Ảnh: VV

Ông không muốn nhắc nhiều về thời trẻ cũng như những thăng trầm trong cuộc sống mà chỉ say sưa nói về sách. Hỏi ông đã đóng được bao nhiêu cuốn, ông bảo làm sao mà nhớ hết được, hàng trăm hay hàng chục ngàn sách cũ. Trước TPHCM có khoảng 10 cơ sở đóng sách nhưng rồi nghỉ hết. Hồi đầu, ông Rạng tự mình tìm đến mấy chỗ bán sách cũ và nhận sách về làm. Sau đó, những người yêu sách và có nhu cầu phục chế sách, tài liệu quý hiếm tìm đến ông để bảo tồn tài sản.

“Nhìn nhiều cuốn sách thấy te tua, cũ nát hết cả thì muốn bệnh luôn. Về là tháo ra sắp xếp lại từng trang, dán những chỗ rách hay may lại. Cuốn nào hư ít làm mau, hư nhiều làm lâu. Ngày cao là 5 cuốn còn trung bình 2 cuốn” – ông kể chuyện. Lướt qua chồng sách cũ ở trên bàn ông Rạng, phần lớn là sách thời xưa. Có cuốn long gáy, có cuốn sứt chỉ, rách bươm, màu giấy ố vàng màu thời gian và công việc của ông là “cứu” chúng.

Với những cuốn sách bị mối mọt, ông Rạng phải bồi giấy để cố gắng giữ lại nguyên bản. Vì chủ nhân sách cũ phần lớn là những người lớn tuổi và kỹ tính. Nhà ông có một chiếc máy cũ dùng để cắt bìa sách hay trang sách lại cho thẳng vì do phải bồi (dán thêm giấy) vào các trang cũ bị rách nên phần sách không còn đúng kích thước.

Hỏi thu nhập ông sao, ông bảo “đủ xài, một cuốn là 50.000 đến 100.000 đồng tùy theo hiện trạng”. Gia đình ông không ai theo nghề phục chế sách, vì nghề này đòi hỏi sự kiên nhẫn, chăm chú và quan trọng là tình yêu với sách. Sách cũ hỏng phải dò từng trang, theo chỉ dẫn của khách yêu cầu, làm đúng thậm chí là tốt hơn. Có những khách hàng đến đưa sách cũ đến, nói là kỷ niệm của ông nội, ông ngoại để lại giờ muốn phục chế như xưa, còn không thích mua mới dù sách có tái bản bán ở tiệm.

Hỏi ông hay đọc sách gì, ông bảo thích đọc sách Văn Sử Địa, dạng sách Đắc Nhân Tâm. Ngày xưa thuê “Tam quốc chí”, “Thủy hử”, chuyện chưởng Kim Dung, tiểu thuyết tình cảm Quỳnh Dao về xem. Ngày nay ông Rạng bảo phong trào chơi sách cũ đang trở lại, vì đời sống khá lên, nhiều người có tiền thích sách. Thực ra thì sách bao giờ cũng là người bạn tốt…

Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài Gòn - ảnh 1
Ông Rạng được những khách hàng của mình gọi vui là “bác sĩ sách”. Đều đặn suốt 40 năm nay, cứ 8 giờ sáng mỗi ngày, ông mở cửa tiệm, ngồi vào chiếc bàn gỗ quen thuộc, đôi tay ông thoăn thoắt tháo từng trang sách, bắt đầu công việc phục chế sách cũ của mình.

Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài Gòn - ảnh 2
Ông Rạng chia sẻ, trước đây ông yêu thích nghề giáo viên, khi đã tốt nghiệp cấp 3, ông chọn thi vào trường sư phạm nhưng bị rớt. Thời gian sau, ông qua nhà một người bạn chơi, thấy bạn làm nghề sửa sách cũ cũng hay, ông chợt nghĩ nghề này cũng gần giống như thầy giáo cầm sách dạy học sinh. Từ đó, ông quyết định chọn theo nghề sửa sách cũ đến tận bây giờ.

Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài Gòn - ảnh 3
Đồ nghề của ông Rạng chỉ đơn giản gồm có hồ, kim chỉ và một chiếc máy cắt giấy được ông chủ xưởng in bán lại hơn 20 năm trước.

Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài Gòn - ảnh 4
Với những cuốn sách cũ do khách đem tới, tùy mức độ hư hỏng mà ông có những cách phục chế khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết những cuốn sách cũ đến tay ông đều đã ở tình trạng rất tệ, cần phải được phục chế gần như hoàn toàn. 

Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài Gòn - ảnh 5
“Nguyên tắc của sách cũ theo thời gian bị rách, đứt chỉ, người ta mới đưa mình, mình phải tháo ra từng trang, sau đó sắp xếp ngay ngắn lại, cái nào rách thì mình dán, bìa nào hư thì mình bồi bìa vô giữ bìa cũ lại. Tiếp đến là may sách, hoàn thành xong thì làm bìa cứng. Có khách thì họ kêu sách cũ bìa còn tốt, chỉ may lại giữ bìa cũ thì làm vậy hay hơn, giữ được kỷ niệm cho người ta nhiều hơn”- ông Rạng kể. 

Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài Gòn - ảnh 6
Theo ông Rạng, nghề sửa sách cũ rất thịnh hành những năm 1980-1990. Khi đó có nhiều người mê sách, quý sách, cứ hư là đi sửa. Nhưng ngay thời nhiều khách nhất cũng không giúp ông trở nên giàu có. Bởi lẽ tất cả công đoạn đều được ông làm thủ công nên có muốn cũng không thể làm nhiều hơn được. 

Quảng Cáo

Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài Gòn - ảnh 7
Ông Rạng cẩn thận may từng đường chỉ để giữ chặt các trang sách lại trước khi làm bìa cứng.

Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài Gòn - ảnh 8
Với ông Rạng, công việc phục chế sách còn giúp ông biết thêm nhiều thứ. Với những cuốn sách hay, ông vừa làm vừa tranh thủ đọc để có thêm kiến thức cho mình.

Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài Gòn - ảnh 9
Từ ngày có Internet, thói quen đọc sách giảm hẳn đi, khách của ông cũng vắng hơn. Những người tìm đến ông sửa sách chủ yếu là người lớn tuổi, người kinh doanh sách cũ hoặc người sưu tập sách.

Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài Gòn - ảnh 10
 Trung bình một ngày ông Rạng phục chế được 3-5 cuốn, tiền công từ 20.000-100.000 đồng mỗi cuốn, tùy mức độ hư hỏng. 

Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài Gòn - ảnh 11
Mỗi ngày, từng lượt người tìm đến ông để sửa sách. Có những cuốn sách mà giá bán còn rẻ hơn cả giá ông sửa nên nhiều khi ông nhận làm dùm chứ không nỡ lấy tiền.

Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài Gòn - ảnh 12
Chăm chút cho từng cuốn sách cũ trở nên tươi mới, cứ đều đặn như thế từ sáng sớm đến khoảng 4 giờ chiều thì ông nghỉ làm. “Nghề đóng sách thì mình thích hồi đó giờ, mình làm đến khi nào lớn tuổi không làm được nữa thì nghỉ, giờ còn sức thì còn làm, ở không thì cũng chán, mỗi ngày làm lại có thêm sách đọc thấy hay hơn nhiều”- ông Rạng nhấn mạnh.

Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài Gòn - ảnh 13
Trên tay ông cầm một bên là hai cuốn sách đã được ông sửa xong và một bên là hai cuốn sách khách vừa mang tới sửa, ông để ngày mai tiếp tục làm. 

Nguồn:

  • “Người phục chế sách cũ còn lại” – Việt Văn, đăng báo Lao Động 11-7-2020
  • “Vị cứu tinh của hàng ngàn người mê sách cũ ở Sài gòn” – Hoàng giang, đăng báo Pháp luật tp HCM 18-7-2020