Cuốn “Những vấn đề triết học Phật giáo” xuất bản ở Petrograt năm 1918 và hầu như chưa được dịch ra các thứ tiếng Âu châu. Tác giả cuốn sách - Viện sĩ O.O. Rosen -beng - học trò của nhà Phật học nổi tiếng thế giới Stch – erbtsky. Cuộc đời của O.O. Rozenberg giành phần lớn cho việc nghiên cứu triết học Phật giáo. Ông dự kiến chia “Nhập môn triết học Phật giáo” làm ba tập. Tập một, liệt kê toàn bộ những tài liệu về Phật giáo ở Trung quốc và Nhật bản bằng ba thứ tiếng: Phạn, Trung quốc và Nhật bản. Tập hai là nội dung chủ yếu của công trình mới đầu đề “Những vấn đề triết học Phật giáo”, mà chúng tôi giới thiệu ở đây. Tập ba, ông định trình bày về “Những tông phái Phật giáo”, trên bình diện triết học. Rất tiếc cuộc đời ông chỉ hoàn thành hai tập đầu, còn tập ba, ông chưa kịp viết đã mất. Nhưng với hai tập đầu, O.O. Rozenberg đã đóng góp cho Phật học thế giới những tác phẩm nổi tiếng và sau này đã trở thành những tác phẩm kinh điển của Phật học Nga và Sô viết. Cuốn “Những vấn đề triết học Phật giáo” đã đi sâu vào những vấn đề lý luận cơ bản lâu đài của Phật giáo dựa trên các căn bản Trung quốc và Nhật bản. Mặc dù. Viện sĩ khiêm tốn cho rằng tác phẩm này chỉ là liệt kê ra những vấn đề triết học Phật giáo, còn đi sâu hơn cần có những chuyên khảo, nhưng chúng tôi vẫn thấy đây là một tác phẩm có giá trị cho đến ngày nay. Bởi vậy, chúng tôi xin mạnh dạn với Quý vị độc giả cuốn sách này. Thiết nghĩ nó là tài liệu tham khảo, giúp ích phần nào cho độc giả và giới tu hành hiểu thêm Phật giáo trên bình diện lý luận, từ đó góp phần tạo nên cái không chung để chúng ta nghiên cứu Phật giáo Việt nam - một tôn giáo đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lịch sử tư tưởng và văn hóa nước ta. Cuốn sách này được phó tiến sĩ triết học Phật học Nguyễn Hùng Hậu và phó tiến sĩ Mỹ học Ngô Văn Doanh dịch. Tất nhiên, cũng như mọi cuốn sách khác, nó không tránh khỏi những khiếm khuyết, mong độc giả kiến đồng hòa giải.
Hà nội, ngày 15-8-1990
Thượng tọa Thích Thanh Tứ
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
I. Các hệ thống triết học – tôn giáo ở Nhật bản và Phật giáo
II. Về việc nghiên cứu Phật giáo và Nhật Bản và Trung Quốc
III. Các giai đoạn triết học Phật giáo Vasubandu và Huyền Trang
IV. Những vấn đề triết học Phật giáo Siêu hình học
V. Hệ thống thế giới quan Phật giáo. Các sơ đồ giáo lý
VI. Thuật ngữ “Dharma” và “Abhidrharma”, “Abhidrharmakosa”
VII. Thuyết Dharma như là cơ sở của giáo lý Phật giáo.
VIII. Nhận thức luận và bản thể luận trong Phật giáo. Tính hai nghĩa của những thuật ngữ
IX. Phân loại Dharma
X. Rupa
XI. Chúng tử luận và “các đại chúng” (Mahsbhuta). Các thuật ngữ “rupa” và “avijnapti”
XII. “Visaya” và “Indria”
XIII. “Citta”, “Manas” “Vijnana”
XIV. “Samskara”
XV. “Hetu”, “Pratyaya”, “phala”
XVI. Sinh thể (“Santena”). Nghiệp (“Karma”). Lý duyên khởi
XVII. Các dạng chúng sinh. Các tập đồ của thiền
XVIII. Chân Như, Phật. Vô minh và giải thoát
XIX. Về các tông phái Phật giáo. Vấn đề quan hệ của Phật giáo với các hệ thống khác.
Mục lục.