Sự phát triển của sách giấy trước làn sóng sách điện tử và kỷ nguyên internet

Sách điện tử là một xu thế mang tính thời đại, có nhiều tích hợp riêng, nhưng nếu sự quản lý không chặt chẽ thì sẽ vẫn tạo ra những kẻ hở làm biến tướng sách điện tử ở Việt Nam như tình trạng sách điện tử lậu, sao chép tự do, thoải mái… Bên cạnh đó, cần phải tạo ra một văn hóa đọc sách điện tử phù hợp như chỉ đọc sách điện tử đúng nguồn, không nên đọc sách lậu để tạo ra một cộng đồng sách điện tử mạnh”. Trong khi đó, để giải quyết tình trạng sách điện tử lậu nhiều nhà xuất bản cho biết họ sẽ hạ giá thành xuống mức thấp nhất để độc giả được đọc sách điện tử thật chứ không phải đọc sách lậu trên mạng.

Có thể nói rằng, dù hiện nay sách giấy giảm tỉ phần phát hành nhưng số lượng của nó vẫn chiếm ưu thế hơn sách điện tử. Và số lượng độc giả quan tâm đến sách giấy vẫn còn nhiều. Khá lạc quan về vấn đề này nhà văn Nhật Chiêu cho biết: “Sách điện tử phát triển theo sự phát triển chung của công nghệ điện tử nhưng điều đó không có nghĩa là thay thế hoàn toàn sách giấy. Trong tương lai rất dài sách giấy vẫn tồn tại vì một số tố chất riêng của nó khiến độc giả yêu thích như cảm giác được sờ vào giấy mà sách điện tử không thể thay thế, hay việc có thể mở ra bất kỳ ở mọi thời gian, không gian… Có thể ví sách điện tử như một món ăn nhanh, sẽ dễ ngán ngẩm hơn so với sách giấy. Và với nền văn hóa sống chậm sách giấy vẫn tồn tại như một quy luật tự nhiên”.

Sách giấy có những tố chất riêng để tồn tạiTheo nhà văn Nhật Chiêu sách giấy cho người yêu sách cảm giác xúc động thật sự, từ việc lật từng những thanh chặn giấy đó là một cảm giác nôn nao lạ thường. Nhà văn Nhật Chiêu cũng cho rằng: “Sách giấy có những tố chất riêng dù sự phát triển của sách điện tử vẫn mạnh mẽ, nhưng trong tương lai sách giấy vẫn luôn tồn tại theo một quy luật riêng của nó, dù có thể nó không còn ở vị trí độc tôn nhưng sự tồn tại của nó là đương nhiên”.

Mời các bạn xem phóng sự dưới đây để thấy sức sống của sách giấy, đặc biệt là dòng sách đã được xuất bản từ lâu mà chưa tới được tay độc giả, người ta hay gọi chung là “sách cũ”