Người thành công tất phải có trí tuệ, người thành công lớn tất phải có trí tuệ lớn.
Mười lăm tuổi, Đặng Tiểu Bình đã bước vào một trào lưu lớn – trào lưu chủ nghĩa yêu nước được dấy lên từ phong trào Ngũ tứ năm 1919; 18 tuổi ông đã bước vào nghiệp lớn; 23 tuổi đã là chánh thư ký Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc…, cuối cùng trở thành hạt nhân của tập thể thế hệ lãnh đạo thứ hai của Đảng, một tổng công trình sư, lãnh tụ của sự nghiệp cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hoá Trung Quốc.
Trí tuệ thành công lớn của Đặng Tiểu Bình tuy không quá sâu xa bí ẩn nhưng tràn đầy mưu trí lớn, trí tuệ lớn và nghị lực lớn.
Một cậu bé quê 16 tuổi đã cùng một số bạn xấp xỉ tuổi mình du học ở nước ngoài; một thanh niên 25 tuổi đại biểu cho Trung ương Đảng tới Quảng tây lãnh đạo cách mạng, một trong những nhân vật thống soái 60 vạn đại quân, tiến công và tiêu diệt 70 hoặc 80 vạn quân địch; một Bí thư Đảng uỷ tiền phương chưa hề được học qua một trường lớp đào tạo quân sự chính quy nào mà vẫn thống lĩnh và chỉ huy “trăm vạn hùng binh vượt sông lớn”, một nhân vật chính trị” ba lần lên, ba lần xuống” vẫn không chùn bước lãnh đạo một đầt nước đông dân nhất thế giới với nội tình phức tạp nhất khi tiến hành cải cách mở cửa… Tất cả, tất cả những cái đó không thể không đầy những rũi ro, không thể không cần một sự mưu trí lớn, một trí tuệ lớn và một nghị lực kiên cường.
Để phản ánh những điều đó đương nhiên không phải là điều đơn giản. Chúng ta chỉ có thể dùng một câu danh ngôn của ông để nói lên bí quyết đó: “Mò đá qua sông”. “Mò” ra được điểm nào thì viết điểm đó.
Trí tuệ siêu việt của Đặng Tiểu Bình là một môn khoa học rất sâu sắc, là nghệ thuật rất phức tạp, chúng ta phải đào sâu nghiền ngẫm mới lĩnh hội được phần nào và vận dụng nó vào trong công tác thực tế của mình, bất cứ ai cũng có thể thu được lợi ích không nhỏ.