Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, bà sinh ra tại Hà Nội. Sinh ra trong hoàn cảnh mồ côi mẹ từ sớm và bố thường xuyên đi công tác xa, Xuân Quỳnh hình thành được tính cách độc lập và thông minh từ khi còn rất nhỏ.
Năm 13 tuổi, Xuân Quỳnh học tập và làm việc tại Đoàn Văn công nhân dân Trung ương. Bà có một khoảng thời gian được học tập và tiếp cận rèn luyện viết báo, viết thơ thế nên tác phẩm đầu tay của Xuân Quỳnh được đăng báo khi bà chỉ mới 19 tuổi.
Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn cùng Lưu Quang Vũ, trước đó bà đã có một đời chồng và có con riêng với chồng cũ khi công tác tại Đoàn Văn công nhân dân Trung Ương.
Tháng 8, năm 1988 Xuân Quỳnh cùng chồng là Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ bị mất trong một vụ tai nạn giao thông tại thành phố Hải Dương.
Trong các nhà thơ thuộc “thế hệ chống Mĩ” Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ viết nhiều và hay nhất về tình yêu, thơ của bà mang đậm nét tự truyện cùng với đó là bài học triết lý đầy sâu sắc. Nội dung thơ của bà phản ánh về hiện thực cuộc sống của người dân lúc bấy giờ trong những năm tháng khắc nghiệt do chiến tranh mang lại.
Thơ của Xuân Quỳnh luôn giàu cảm xúc và nhiều màu sắc đặc biệt. Chủ đề chính được bà khai thác thường nghiêng về hướng nội nhiều hơn, đó là chủ đề: Kỷ niệm tuổi thơ, gia đình, tình yêu,… Thơ của bà gần gũi với cuộc sống đời thường hòa với tâm trạng chung của xã hội.
Sóng chính là một trong những tiếng nói hồn nhiên nhất của người con gái khi yêu. Đứng ở góc độ người phụ nữ Xuân Quỳnh đã thể hiện tất cả những cung bậc cảm xúc của con gái khi yêu. Đó là những băn khoăn khi đứng trước cơn sóng của tình yêu, là niềm hạnh phúc khi đem lòng yêu một ai đó. Tình yêu dù có mãnh liệt đến đâu cũng không thể tránh khỏi những thử thách của cuộc đời, sẽ có lúc trắc trở thậm chí là chia ly. Thế nhưng không vì thế mà đánh mất vẻ đẹp vốn có của tình yêu, theo thời gian khi trải qua thử thách ấy thì tình yêu sẽ càng lớn mạnh và bền chặt hơn. Mong ước của Xuân Quỳnh chính là có thể hòa mình vào “biển lớn của tình yêu”. Bài thơ sẽ sống mãi trong lòng những bạn đọc đã đang và sẽ tìm đến tình yêu.
Vì thích thú. Làm văn học cảm thấy như mình được sống thêm một cuộc đời nữa. Vì uất ức. Khi mới vào nghề bị xô đẩy, bị khinh rẻ nên tôi phải quyết sống. Mà sống tức là phải viết. Nói được niềm vui nỗi khổ của mình, tôi cảm thấy có cái sung sướng không mấy ai có! Như người khác không được yêu, mình được yêu. Như người khác chỉ biết im lặng mà mình biết nói, và nói lên được thành tiếng. – Tâm sự về sự nghiệp thơ ca của Xuân Quỳnh