Ông cố vấn: Hồ sơ một điệp viên là một tiểu thuyết của nhà văn Hữu Mai, viết về cuộc đời hoạt động của nhà tình báo Việt Nam Vũ Ngọc Nhạ trong khoảng thời gian từ năm 1958 đến năm 1975. Tác phẩm được xuất bản lần đầu vào năm 1987, bao gồm 3 tập, và được tái bản nhiều lần.
Tiểu thuyết mô tả nhân vật Hai Long lúc đó đưa vợ con vào Nam khu sống gần chợ Thị Nghè, đang làm một chân đánh máy trong Bộ Công chánh. anh bị Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung bắt giữ và bị giam để chờ xác minh tại trại giam Tòa Khâm, Huế. Vì nghi ngờ là có thời gian làm cán bộ Việt Minh. Do công tác chuẩn bị tốt, do sự vận động của cha Hoàng, cộng với sự may mắn, anh không bị kết tội vì không đủ hồ sơ, nhưng vẫn bị giam giữ. Trong trại nhận được sự chỉ đạo của trùm tình báo Mười Hương, khi đó cũng bị giam. Cộng với sự xây dựng sự tín nhiệm của Ông Ngô Đình Cẩn bằng tờ trình 4 Nguy cơ đe dọa chế độ cuối năm 1959. Tờ trình không những gây được sự chú ý của Cẩn và sau đó cả của Ngô Đình Nhu lẫn Ngô Đình Diệm. Cuộc đảo chính đã diễn ra năm 1960.
Sau cuộc gặp chớp nhoáng tại sân bay cha Lê và ông Ngô Đình Nhu, anh em họ Ngô đã chú ý đến anh, thoát khỏi sự giam cầm kéo dài trong hơn 2 năm. Nhu đã đưa anh về Sài Gòn, trong thời gian đó anh làm cố vấn cho Ngô Đình Nhu. Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ.
Mãi đến năm 1965 sự tranh giành giữa có tướng trẻ. Anh đã tham gia vận động bầu cử cho Nguyễn Văn Thiệu, trong vai trò liên lạc giữa tướng Thiệu và Công giáo. Sau bầu cử làm một cố vấn cho tướng Thiệu trong lĩnh vực quan hệ với giới Công giáo. Vũ Ngọc Nhạ đã mở rộng Cụm A.22, đưa người của cụm cắm vào trợ tá cho tổng thống.
CIA phát hiện thấy điều không bình thường ở những người này, đã tiến hành điều tra từng nhân vật. Tổng Nha Cảnh sát điều tra mở rộng vụ án. Kết quả mạng lưới A.22 vỡ hoàn toàn. Vụ án được đưa ra xét xử năm 1969, làm rung động chính quyền Sài Gòn, anh và các đồng chí bị kết án chung thân ngoài Côn Đảo.
Năm 1973 anh và Huỳnh Văn Trọng được đưa về trại Chí Hòa, anh lại nối lại các quan hệ. Sợ anh có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính quyền, trong năm đó anh được trao trả tại Lộc Ninh cho phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong căn cứ anh được giao làm công tác xác minh. Vũ Ngọc Nhạ được khôi phục hoạt động bí mật và được công nhận hàm sĩ quan.
Năm 1974, anh hoạt động không công khai tại Củ Chi, với mục đích xây dựng một cụm tình báo chiến lược mới, nối lại quan hệ với các tổ chức chính trị thuộc Lực lượng thứ 3, đặc biệt là khối Công giáo.
Năm 1975, trở lại Sài Gòn, tư cách là một đại biểu Công giáo. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặt bên cạnh tướng Dương Văn Minh tại dinh Độc Lập, chứng kiến những giờ phút cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa.